Thích Quảng Đức – Biểu Tượng Không Bao Giờ Phai Mờ Của Phong Trào Phật Giáo Việt Nam
Nếu bạn đã một lần đến với Huế, đã từng một lần ghé qua ngôi chùa được xem như “linh hồn” của Huế thì chắc hẳn bạn đã từng dừng lại trước một chiếc xe, từng đọc qua câu chuyện gắn liền với chiếc xe đó, câu chuyện về một vị hòa thượng, một người sẵn lòng tự thiêu chính mình để chống lại một chế độ.
Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, , là một nhà sư Phật giáo Đại thừa người Việt Nam. Ông sinh năm 1897 tại tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình có bảy anh chị em. Ngài quyết định xuất gia theo đạo vào năm 7 tuổi Đến năm 15 tuổi, ngài bắt đầu thọ giới Sa Di và thọ giới Tỳ Kheo khi được 20 tuổi. Trong suốt cuộc đời của mình, Ngài đã trọn vẹn trong việc tu đạo, giữ gìn giới đức, hành hạnh đầu đà, tu tập trang nghiêm. Trong suốt quãng thời gian hành đạo ngài đã tạo dựng 31 ngôi chùa ở khắp cả miền Trung, miền Nam.
Đến năm 1953, Hòa thượng Thích Quảng Đức vinh dự được mời làm Trưởng Ban Nghi Lễ tại Giáo Hội Tăng Già Nam Việt. Không những thế, Hội Phật Học Nam Việt còn mời Ngài về làm chủ trì cho chùa Phước Hòa. Đến năm 1963, từ nguyên cớ hạ cờ Phật giáo của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ở Huế để thấy rõ một điều rằng sự độc đoán, tính đố kỵ và lòng vị kỷ của những người cầm đầu chế độ ấy đã lên đến đỉnh điểm. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện nhiều chính sách hà khắc với nhân dân; trong đó, nổi bật với chính sách kỳ thị tôn giáo. Tất cả các đạo giáo, dù có lịch sử hàng nghìn năm, dù có hàng chục triệu tín đồ, vẫn bị khinh miệt. Lúc ấy, thân là một người đệ tử chân chính của Đức Như Lai, Ngài không bằng lòng ngồi nhìn cảnh Phật Pháp đứng trước nguy vong. Chính vì vậy, vì bảo vệ đại khi chứng kiến sự đàn áp, bóc lột quá mức của Chính quyền Ngô Đình Diệm đối với cộng đồng Phật Giáo, Thích Quảng Đức đã quyết định tự thiêu mình. Sự kiện đó đã trở thành tiếng chuông vang vọng ngân xa, lan tỏa ra ngoài phạm vi một quốc gia.
Cái chết của Hoà thượng không chỉ nhằm cảnh tỉnh những người trong chế độ độc tài nhà Ngô, mà sâu sắc và lớn lao hơn, nó còn mang ý nghĩa thời đại. Một hành động nhằm nêu lên bài học có giá trị lịch sử, có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Bồ tát là tấm gương tu hành sáng ngời cho Tăng Ni, Phật tử. Bởi chỉ có sự tu hành chân thật mới giữ gìn mạng mạch Phật Pháp, Tam Bảo thường trụ lâu dài, làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh. Bồ tát Thích Quảng Đức cũng đã thực sự hòa nhập vào dòng chảy nhập thế của Phật giáo Việt Nam, đã trở thành biểu tượng cho tính dân tộc và đạo pháp của Phật giáo Việt Nam. Bồ tát Thích Quảng Đức vì vậy đã trở thành bất tử. Trái tim để lại cho đời của bồ tát Quảng Đức vì vậy đã trở nên bất diệt!