Cung An Định Huế – Công trình mang vẻ đẹp của thời gian
Cung An Định là một công trình kiến trúc đồ sộ , tọa lạc bên bờ sông An Cựu , thuộc quần thể di tích Cố đô Huế . Cung điện này được xem là một trong những đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn Tân cổ điển . Cùng Hue75 khám phá công trình lịch sử này nhé !
Lịch sử của Cung An Định Huế :
Cung An Định được xây dựng năm 1917 , là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn , mang phong cách Châu Âu kết hợp truyền thống cung đình .Đây là nơi lưu giữ nhiều lịch sử lâu đời của hai đời vua là Hoàng đế Khải Định ( 1916 – 1925) và Bảo Đại ( 1926 – 1945) và là ơi tổ chức lễ tiếp tân , lễ khánh hỷ của Hoàng Gia .
Năm Thành Thái 14 (1902) , Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo ( vua Khải Định sau này ) đã lập phủ riêng , đặt tên phủ là An Định . Từ ngày 28/2/1922 , theo ý nguyện của vua Khải Định , Cung An Định được ban cho Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy ( vua Bảo Đại ) làm của riêng .
Sau cách mạng tháng tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ hoàng cung qua sống tại cung An Định một thời gian ngắn trước khi đi định cư nước ngoài . Đặc biệt , đây là nơi gắn bó rất nhiều ỷ niệm với Đức Từ Cung – Vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của Triều Nguyễn .
Đến sau năm 1975 , bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng . Cung An Định được sử dụng như một tòa nhà tập thể cho gia đình các giáo sư Đại học Huế , sau đó sử dụng làm địa điểm văn hóa công cộng , nơi kinh doanh các dịch vụ ăn uống và bị xuống cấp nghiêm trọng cho đến năm 2001 mới được phục hồi , trùng tu, sửa chữa ,trả lại diện mạo vốn có của nó .
Vị trí , cách di chuyển đến Cung An Định
Cách trung tâm thành phố Huế 2km , ngay cạnh dòng sông An Cựu , cung An Định tọa lạc ở 97 Phan Đình Phùng , phường Phú Nhuận , thành phố Huế.
Do nằm ở trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến cung An Định tương đối dễ dàng . Du khách có thể lựa chọn các phương tiện cá nhân , taxi hoặc xích lô để di chuyển …
Cấu trúc bên trong Cung An Định:
Cung An Định nằm trên một khu đất bằng phẳng , tổng diện tích mặt bằng 23.463m2 , xung quanh có tường gạch bao bọc .
Trong khuôn viên cung có 10 công trình được xây dựng gồm : bến thuyền , cổng chính , đình Trung Lập , lầu Khải Tường , nhà hát Cửu Tư Đài , chuồng thú , hồ nước … Trải qua hơn 100 năm thăng trầm , đến nay , cung chỉ còn lại ba công trình khá nguyên vẹn là Cổng Chính ,đình Trung Lập và lầu Khải Tường .
Cổng chính
Là một trong những nét kiến trúc đặc sắc nhất của cung điện , cổng chính có lối thiết kế theo kiểu Tam quan với hai tầng . Các chi tiết xung quanh cổng cũng được trang trí bằng sành sứ đắp nổi nhìn rất kì công , còn đỉnh mái tầng trên gắn biểu tượng trân châu lớn .
Cổng chính có một lối đi duy nhất , muốn vào bên trong bạn phải đi qua cánh cổng lớn .
Đình trung lập
Có kết cấu kiểu đình bát giác với phần nền cao , đình Trung Lập nằm ngay phía sau cánh cửa chính . Mái cấu tạo theo dạng cổ lầu , chia làm hai lớp : một lớp dưới có tám cạnh và một lớp trên có 4 cạnh . Bên trong đình có đặt một bức tượng đồng của vua Khải Định được đúc vào năm 1920 và cân đo đúng tỷ lệ thực .
Lầu Khải Tường
Là công trình kiến trúc chính của cung An Định , tên lầu – Khải Tường ( nghĩa là nơi khởi phát điềm lành ) là do vua Khải Định đặt . Lầu có 3 tầng ,được xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài Châu Âu ,chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu ,đặc biệt là phần nội thất của tầng với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao . Nổi bật ở tiền sảnh này là sáu bức tranh trang trí trên các mảng tường , có khung gỗ ốp viền , chạm khắc hoa mai , lá sen cách điệu rất đẹp ..
Toàn bộ mặt trước của tòa nhà được trang trí công phu , tỉ mỉ mô típ kiến trúc Roman cận đại ( bắc đẩu bội tinh , thiên thần …) xen lẫn các đề tài trang trí phương Đông truyền thống như ( rồng, phượng , bát bửu , hoa văn cách điệu …)
Cung An Định gắn với lịch sử về Nam Phương Hoàng hậu
Qua MV của ca sỹ Hòa Minzy , hẳn nhiều người , đặc biệt là các bạn trẻ đã biết , Cung An Định chính là nơi gắn bó của Nam Phương Hoàng hậu – một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng không có được tình yêu trọn vẹn .
Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan . Với diện mạo toát lên vẻ thanh cao , cùng lòng nhân hậu , bà nhanh chóng lọt vào mắt xanh của vua Bảo Đại , sau đó lên ngôi Hoàng hậu . Cuộc hôn nhân này tưởng chừng đã có kết quả viên mãn , nhưng lại chấm dứt trong đau buồn khi vua có mối quan hệ với người phụ nữ khác . Năm 1947 , bà cùng các con sang định cư tại nước Pháp và rời bỏ nơi đã từng gắn bó này .
Triệu triệu góc Check-in cùng cung điện nguy nga cổ kính
Không chỉ là bối cảnh trong MV ca nhạc hay phim điện ảnh , vẻ đẹp của cung An Định còn làm xiêu lòng nhiều photographer , cả chuyên nghiệp đến nghiệp dư đến để bắt trọn những khoảnh khắc đẹp nhất . Với kiến trúc nguy nga , cổ kính ,cung An Định không thiếu góc hình sống ảo cho bạn” chụp choẹt”, “ tác nghiệp” , bạn chỉ cần lựa chọn trang phục màu sắc phù hợp rồi đứng vào là có ngay ảnh đẹp mang về .
Giờ mở cửa , giá vé :
Thời gian mở cửa cung An Định :
- Mùa hè : từ 6h30 đến 17h30
- Mùa đông : từ 7h đến 17h
Giá vé vào cổng :
- Đối với người lớn : 50.000đ / người
- Đối với trẻ em : Miễn phí
Những lưu ý khi đến đây :
Đến cung An Định Huế , du khách lưu ý những vấn đề sau để chuyến đi thêm thuận lợi :
- Chuẩn bị cho mình trang phục thoải mái , giày dép dễ đi và nước uống đầy đủ
- Không nên mặc những trang phục thiếu lịch sự , không phù hợp như áo hai dây , quần hay là váy ngắn … Nếu có thể ,bạn hãy khoác lên mình bộ áo dài , chắc hẳn bạn sẽ trông thật xinh đẹp với khung cảnh nơi đây đó .
- Không được tùy tiện giẫm đạp hay sờ lên những đồ vật xung quanh khi chưa được sự cho phép
- Đi nhẹ nói khẽ và không được làm ồn trong lăng
- Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan di tích.
Nếu có dịp đến với Huế bạn hãy thử một lần ghé qua tham quan cung An Định , chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng bởi nó quá đẹp , quá lộng lẫy .Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Hue75 và chúc các bạn có một chuyến đi khám phá Huế với nhiều trải nghiệm thú vị nhất !